Các loại bệnh hại hồ tiêu bà con cần chú ý trong giai đoạn nuôi trái

benh-hai-tren-tieu

Sâu bệnh hại cây luôn là một trong những mối lo hàng đầu của bà con nông dân trong quá trình trồng trọt và hồ tiêu cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt thời gian này đang là quá trình nuôi trái của cây hồ tiêu, một giai đoạn vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ mùa. Hôm nay, qua bài viết này, Việt Nam Light sẽ giúp bà con có thể nhận biết được một số loại bệnh hại hồ tiêu trong giai đoạn nuôi trái cũng như là những biện pháp phòng trừ chúng kịp thời để bà con bảo vệ vườn trồng của mình, tăng năng suất cây trồng cho vụ mùa.

Bệnh hại hồ tiêu: Rệp sáp

Rệp sáp là loài sâu hại và tấn công nhiều loại cây. Dưới đây là một số loại rệp sáp hại hồ tiêu.

rep-sap-gay-benh-hai-ho-tieu
Rệp sáp gây bệnh hại hồ tiêu

Rệp sáp giả

Thời điểm gây hại

Rệp sáp xuất hiện quanh năm nhưng gây hại chính cho cây vào lúc cây đang ra lá non, chồi non, gié bông và gié quả. Nó gây hại trên tất cả các bộ phận khí sinh (những bộ phận phát triển trong không khí) của hồ tiêu như chồi non, lá non, lá trưởng thành, gié bông, gié quả, thân, cành.

Tác hại và triệu chứng

Rệp sáp chích hút dinh dưỡng của cây làm cho cây không phát triển được, có thể khiến lá cây bị vàng, làm cho lá cây, gié bông, gié quả bị rụng, làm quả non bị lép, rụng, kém chất lượng.

Trên cây hồ tiêu bị rệp sáp tấn công thường xuất hiện rất nhiều kiến bởi chất thải của rệp sáp có hàm lượng đường khá cao, nó trở thành thức ăn cho loài kiến. Vậy nên rệp sáp lây lan trên cây cũng do các loài kiến. Kiến ăn dịch của rệp sáp và mang chúng đi khắp nơi. Ngoài ra, chất thải của rệp sáp còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu cây bị rệp sáp gây hại ít, các chất thải của rệp sáp sẽ được kiến dọn hết, không còn môi trường để nấm phát triển. Nhưng ngược lại, nếu cây hồ tiêu bị rệp sáp gây hại nhiều, chất thải của rệp sáp nhiều sẽ trở thành môi trường thuận lợi để nấm phát triển. Loại nấm này làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, ảnh hưởng đến cả khả năng đậu quả và chất lượng hạt hồ tiêu.

Rệp sáp giả vằn

Thời điểm gây hại

Rệp sáp giả vằn gây hại chính là vào mùa khô, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Rệp sáp giả vằn cũng tấn công vào những chồi non, lá non, xuất hiện ở mặt dưới lá hồ tiêu, gié hoa, gié quả, thân và cành giống như rệp sáp giả.

Tác hại và triệu chứng

Rệp sáp giả vằn cũng chích hút dinh dưỡng từ cây hồ tiêu, khiến cây chậm phát triển, gây hại nặng lá váng, làm cây sinh trưởng kém.

Rệp sáp hại rễ

Thời điểm gây hại

Đây là loại rệp sáp thường xuất hiện vào cuối mùa mưa, gây hại nặng vào mùa khô, là loại rệp sáp bà con hay gặp nhất trong giai đoạn nuôi trái này.

Tác hại và triệu chứng

Loại rệp sáp này thường chích hút thân ngầm và rễ của hồ tiêu, tạo những vết thương hở để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Khi cây phải chịu sự tấn công của cả rệp sáp và nấm, cây sẽ nhanh bị chết.

Bà con sẽ rất khó để phát hiện dấu hiệu cây bị rệp sáp tấn công ở mức độ nhẹ trên thân lá. Bởi khi cây bị tấn công nặng rồi mới xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng có thể quan sát như lá bị vàng, cằn cỗi, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Vậy nên để có thể kiểm tra trạng thái của cây, bà con phải kiểm tra rễ cây. Loài rệp sáp hại rễ thường tấn công vào phần thân ngầm – phần tiếp giáp với mặt đất sau đó chúng mới di chuyển đến các rễ ngang và rễ chính. Phần thân bị rệp tấn công thường sẽ bị thâm đen và thối. Khi cây bị tấn công quá nặng sẽ xuất hiện thêm cả những vùng u lớn bao xung quanh thân rễ do rệp sáp cộng sinh với nấm tạo thành măng xông. Lớp măng xông này sẽ bảo vệ rệp không bị tác động bởi các điều kiện ngoài môi trường nên khi cây hồ tiêu đã xuất hiện lớp măng xông này thì rất khó để có thể tiêu diệt rệp.

rep-sap-tan-cong-ho-tieu
Rệp sáp tấn công hồ tiêu

Biện pháp phòng trừ rệp sáp

Bà con cần:

  • Thực hiện các kĩ thuật chăm sóc hồ tiêu đúng cách như: Bổ sung lượng nước  đầy đủ cho cây, bón phân hợp lý, cân đối,… để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Vệ sinh đồng ruộng để tránh lây lan bệnh từ cây này sang cây khác
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây trồng của mình để kịp thời phát hiện và nhanh chóng thực hiện biên pháp chữa trị tránh để cây bị hại nặng
  • Loại bỏ và tiêu hủy tất cả các cành cây, bộ phận bị gây hại tránh lây lan

Ngoài những biện pháp trên, Việt Nam Light đề xuất bà con có thể sử dụng sản phẩm Bowing – sản phẩm có hiệu lực cao và kéo dài đối với các loại côn trùng chích hút độc hại như rệp sáp.

san-pham-bowing
Sản phẩm bowing diệt trừ rệp sáp

Bệnh hại hồ tiêu: bệnh chết chậm

Đây là loại bệnh gây hại cho hồ tiêu nghiêm trọng hơn cả so với rệp sáp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chết chậm cho hồ tiêu chính là do tuyến trùng Meloidogyne incognita với nấm Fusarium solani cùng với một số loài nấm bệnh khác nữa. Tuyến trùng sẽ tấn công cây trước, tạo những vết thương hở, từ đó nấm bệnh mới có cơ hội xâm nhập vào làm hại cây.

tuyen-trung-gay-benh-hai-ho-tieu
Tuyến trùng gây bệnh

Tác hại và triệu chứng

Bà có có thể thấy triệu chứng bệnh của cây trên thân lá và dưới hệ thống rễ.

Trên thân lá, dễ dàng nhận thấy cây bị vàng lá cùng với đó là các biểu hiện sinh trưởng, phát triển chậm. Các lá già thường sẽ bị vàng trước, lâu dần sẽ héo rồi rụng, các đốt cũng bị rụng. Thêm vào đó, những cây bị bệnh thường có những tán lá thưa thớt, ra hoa và đậu quả kém, năng suất và chất lượng cây cũng giảm đáng kể. Mới đầu cây sẽ bị vàng lá, rụng lá, rụng đốt rồi phát triển chậm, vài ba năm sau khi xuất hiện những triệu chứng trên cây mới bị chết. Đó là lý do tại sao bà con gọi bệnh do tuyến trùng này là bệnh chết chậm.

Dưới rễ, do sự tấn công của tuyến trùng, hệ thống rễ phát triển kém. Rễ bị u sưng. Ở các u còn có những vết thâm đen hoặc vết nứt, các vết u này còn có thể bị thối nữa. Các đầu rễ tơ còn bị thối và có xu hướng mọc nhiều rễ. Mức độ tổn thương này của rễ phụ thuộc vào mức độ cây bị hại. Khi cây bị hại nặng, tất cả các rễ chính và rễ phụ của cây đều bị thối.

benh-chet-cham-tren-ho-tieu
Bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Biện pháp phòng trừ tuyến trùng

Biện pháp chung để có thể phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây chính là bà con cần thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc cho cây:

  • Vệ sinh vườn trồng thường xuyên, hạn chế sự xâm nhập của các loại nấm bệnh, tạo môi trường sạch để cây phát triển
  • Cung cấp đủ cho cây dinh dưỡng, nước và ánh sáng, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển
  • Loại bỏ và tiêu hủy các cây, bộ phận cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác
  • Cải tạo và vệ sinh lại đất trồng trước mỗi mùa vụ mới để tránh tàn dư mầm bệnh ở mùa vụ trước
  • Lựa chọn sử dụng những loại sản phẩm chất lượng cho cây, cũng như chăm sóc cây đúng cách không để lây lan bệnh
ve-sinh-vuon-tieu
Bà con vệ sinh vườn trồng để tránh sâu bệnh hại

Kết luận

Nếu trong quá trình chăm sóc cây trồng và sử dụng sản phẩm của Việt Nam Light, bà con có những thắc mắc cần giải đáp, bà con hãy liên hệ ngay vào Hotline: 0905036647 để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Chúc bà con thật nhiều sức khỏe và có vụ mùa bội thu!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *