Hồ tiêu là loại cây thu hoạch một năm một lần. Nếu cây chăm sóc không tốt phải mất 3-4 đợt thu hoạch mới xong một lứa hạt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ đồng đều của hạt, năng suất của cả vườn cũng như chi phí và công sức của người dân. Trong bài viết này, Vietnam Light xin chia sẻ 3 bước chuẩn kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt, giúp bà con đạt được chuỗi tiêu dài và năng suất cao.
Chuẩn bị để làm bông hồ tiêu sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch, bà con tiến hành cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành vô hiệu, những chồi vượt, tiêu lươn, những cành quả sát mặt đất để tạo độ thông thoáng cho gốc tiêu.
Sau đó tiến hành rửa vườn để làm sạch tảo đỏ rong rêu,.. bằng các sản phẩm gốc đồng. Bổ sung dinh dưỡng giúp tái sinh lông hút, rễ tơ, tăng khả năng sinh trưởng của cây. Những vườn nào có tình trạng cây khỏe mạnh, sạch bệnh thì có thể bỏ qua bước rửa vườn. Rửa vườn xong, bà con để cây phục hồi khoảng 1-1,5 tháng (tuỳ điều kiện từng vườn), sau đó mới bắt đầu kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt bằng việc ngắt nước.

Đối với cây hồ tiêu, yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý ra hoa chính là nước. Trong điều kiện bình thường, người dân thường xử lý ra hoa bằng cách hạn chế hoặc không tưới nước để vườn tiêu héo nhẹ, làm cây chuyển sang trạng thái sinh sản tạo mầm. Sau đó, lợi dụng những cơn mưa lớn đầu mùa (thường vào tháng 5-6) để cung cấp nước đột ngột, một biện pháp kích tiêu ra hoa tự nhiên.
Trong vài năm trở lại đây, do điều kiện thời tiết bất thường như mưa nhiều, mưa sớm, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi làm cây bung đọt nhiều, sinh trưởng mạnh, không tạo được mầm nên rất khó ra hoa. Vì vậy, việc áp dụng đúng kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt một cách khoa học, dựa trên đặc tính sinh lý cây trồng là rất cần thiết, đặc biệt trong điều kiện bất lợi.
Áp dụng kỹ thuật xử lý tạo mầm cho tiêu ra hoa đồng loạt
Đây là giai đoạn cốt lõi, quyết định sự thành công của việc xử lý tiêu ra hoa tập trung. Các bước cụ thể trong kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt này bao gồm:
Xiết nước chủ động
Thực hiện ngay sau khi cây đã phục hồi hoàn toàn sau thu hoạch, cơi đọt cuối cùng đã già đều. Bà con ngừng tưới nước hoàn toàn. Thời gian ngắt nước thường kéo dài 10 ngày (có thể lâu hơn tuỳ thuộc vào độ ẩm đất, độ sung của cây và điều kiện thời tiết). Mục đích là bắt đầu tạo stress thiếu nước nhẹ, làm chậm quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, chuyển cây sang giai đoạn chuẩn bị tạo mầm hoa.
Phun tạo mầm hoa
Nguyên tắc chung:
- Ức chế sinh trưởng dinh dưỡng (ra chồi, lá non).
- Thúc đẩy quá trình phân hoá và phát triển mầm hoa mạnh mẽ hơn.
Cách thực hiện:
- Ngay sau 10 ngày ngắt nước đầu tiên (khoảng ngày thứ 10 hoặc 11), phun 1 chai tạo mầm H9 (1 lít) cung cấp Lân cao để khởi tạo, phân hóa mầm hoa. 2 hũ Bumper (tổng 1kg) – Cung cấp Kali rất cao để ức chế đọt, thúc đẩy mầm hoa phát triển. Pha hỗn hợp trên vào 800 lít nước sạch rồi khuấy đều, phun ướt đều tán lá.
- Nếu tiêu quá sung, phun lặp lại lần 2 sau lần phun đầu tiên 7-10 ngày (trong giai đoạn siết nước tiếp theo).
- Tiếp tục ngừng tưới nước hoàn toàn thêm khoảng 30 ngày. Tổng thời gian khô hạn khoảng 40 ngày (tùy điều kiện). Trong giai đoạn này, cần theo dõi sát biểu hiện của cây. Nếu nắng nóng gay gắt, cây héo quá mức (héo cả sáng sớm, lá vàng rụng nhiều), có thể tưới nhấp một lượng nước rất ít, chỉ đủ giữ cây không chết khô, nhưng vẫn phải duy trì trạng thái stress tổng thể.

Tưới nước trở lại
Sau khi kết thúc giai đoạn xiết nước và phun tạo mầm (thường khoảng 40 ngày khô hạn tính từ lúc bắt đầu xiết nước, tuỳ tình trạng cây), cần cung cấp nước trở lại một cách đột ngột và đầy đủ.
- Mục đích: Tạo cú sốc sinh lý mạnh, phá vỡ miên trạng mầm hoa, kích thích mầm hoa đã hình thành bung ra đồng loạt. Đây là cách làm tiêu ra hoa đồng loạt mang tính quyết định.
- Cách làm: Tưới thật đẫm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Tưới đều khắp cả trong và ngoài tán. Cần tưới cả ngoài tán vì bộ rễ hồ tiêu lan rộng.
Ngay sau khi tưới đẫm, cây bắt đầu cảm ứng sinh trưởng và phát triển bộ rễ mới để hút nước và dinh dưỡng. Việc cần làm lúc này là hỗ trợ quá trình này để giúp dinh dưỡng kích thích các mầm hoa kéo dài thành “cựa gà” (chồi hoa). Một số sản phẩm trong giai đoạn này có thể sử dụng như:
- Phân hữu cơ vi sinh (Ví dụ: Safe Roots, Bò Tót…).
- Chất kích rễ như Axit Humic, Axit Fulvic (Ví dụ: Humic Japan), rong biển…

Dưỡng gié hoa dài
Giai đoạn này quyết định độ dài chuỗi và tỷ lệ đậu trái. Khi cây bắt đầu nhú “cựa gà” (mầm hoa), cần phun phân bón lá giàu vi lượng, amino acid (Ví dụ: Gấu Nga và Rich Ferti) để kích thích gié hoa vươn dài, bung đồng loạt.
Kết hợp phun phòng trừ rầy mềm, rệp sáp, bọ xít lưới (Ví dụ: Thuốc trừ sâu Dragon và thuốc trừ sâu hiệu Kiếm Nhật) để bảo vệ lá non và gié hoa.
Bà con tham khảo thêm bài viết “Các loại bệnh hại hồ tiêu bà con cần chú ý giai đoạn nuôi trái“.
“Bệnh thán thư gây hại cây hồ tiêu“.
Kết luận
Trên đây, Vietnam Light đã chia sẻ chi tiết 3 bước cốt lõi trong kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt, giúp bà con xử lý tiêu ra hoa tập trung và đạt chuỗi dài. Việc áp dụng đúng quy trình, kết hợp quan sát thực tế vườn cây và điều kiện thời tiết sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng thông tin này hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn kỹ thuật cho tiêu ra hoa đồng loạt chi tiết hơn, vui lòng liên hệ:
Số điện thoại: 032.515.9339
Email: vietnamlight.vnl@gmail.com
Fanpage: Phân bón nhà nông