Cà phê là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nước ta. Nó là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và mang lại những giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sau mỗi mùa thu hoạch, cây cà phê thường bị mất đi một lượng dinh dưỡng lớn. Vậy nên hôm nay Việt Nam Light sẽ hướng dẫn bà con các biện pháp phục hồi cây cà phê sau thu hoạch hiệu quả để giúp cây nhanh chóng lấy lại sức khỏe, phát triển tốt và cho năng suất cao trong vụ mùa tiếp theo.
Cây cà phê sẽ thế nào nếu không được phục hồi sau thu hoạch?
Nếu không được chăm sóc bổ sung trước khi bước vào mùa vụ tiếp theo, cây cà phê sẽ không có thời gian để hồi phục và phát triển những cành mới. Từ đó dẫn đến việc năng suất trong các mùa sau sẽ giảm dần rõ rệt. Biểu hiện ở việc hạt cà phê sẽ trở nên nhỏ, lép, không đồng đều, kéo theo hàm lượng dinh dưỡng trong hạt cũng giảm, ảnh hưởng đến hương vị cà phê. Thêm vào đó, cây cà phê bị suy kiệt, không có đủ sức đề kháng để chống lại các điều kiện bất lợi như hạn hán, sâu bệnh. Có thể thấy, việc chăm sóc phục hồi cho cây sau mùa thu hoạch là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất của vụ mùa tiếp theo.

Cách phục hồi cà phê sau thu hoạch
Cắt tỉa cành
Việc cắt tỉa cành để phục hồi cây cà phê sau thu hoạch giúp loại bỏ những cành già, cành khô, cành bị sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây phát triển những cành mới khỏe mạnh. Đồng thời, cắt tỉa cành giúp cây thông thoáng, tạo điều kiện cho ánh sáng đi vào tán cây, giúp cây quang hợp tốt hơn.
Bước 1: Xác định những cành cần cắt bỏ.
- Cắt bỏ những cành già, cành khô, cành bị sâu bệnh, cành mọc vượt, cành vượt tán.
- Cắt bỏ những cành nhỏ, cành mọc chen chúc, cành không có khả năng cho quả.
Bước 2: Dùng dao hoặc kéo sắc bén để cắt tỉa cành.
- Cắt cành theo hướng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
- Cắt cành sát với thân cây, không để lại cùi.
Bà con chú ý sau khi cắt tỉa thì nên cần bôi keo liền sẹo ngay cho cây để tránh việc bị nấm bệnh tấn công. Thời điểm thích hợp để cắt tỉa cành phục hồi cho cây cà phê khi vừa xong 1 mùa vụ thu hoạch chính là vào mùa khô. Do đó, bà con nên thực hiện việc cắt tỉa cành trước khi mùa mưa bắt đầu khoảng 1 tháng.

Dọn cỏ
Mục đích: Giúp đất được giữ ẩm, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng
Các bước thực hiện:
- Sử dụng cuốc xới xáo cỏ xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán
- Cắt bớt cỏ bên ngoài, để thấp khoảng 3 – 4cm xung quanh vườn

Phun rửa vườn
Mục đích: Giúp làm sạch nấm bệnh, rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng,… đeo bám trên cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
Các bước thực hiện:
- Phun đồng kết hợp tinh vôi tỉ lệ 1:1 đều lên lá, thân, cành.
- Phun đều dung dịch lên lá, thân, cành của cây cà phê.
Bà con chú ý nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng nóng.
Bón phân
Bón phân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi cà phê sau thu hoạch, việc này giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây phát triển khỏe mạnh, nâng cao năng suất và chất lượng cà phê.
Lựa chọn loại phân bón phù hợp với giai đoạn của cây
Mỗi loại phân bón sẽ có tác dụng và bổ sung các loại chất khác nhau. Các loại phân vi sinh, phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục ủ với nấm đối kháng Trichoderma sẽ giúp đất tơi xốp, gia tăng hệ vi sinh vật có lợi, hạn chế tuyến trùng và nấm bệnh. Phân lân sẽ giúp kích thích phát triển bộ rễ, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
Ngoài ra, một trong những sản phẩm rất hiệu quả có thể bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cây giai đoạn này chính là Phân bón hữu cơ Gấu Nga. Phân bón Gấu Nga giúp cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ, amino acid, giúp cây phục hồi sau thu hoạch. Thêm vào đó, HUMIC cũng giúp cải tạo đất, ổn định độ pH, giúp cây bung chồi vọt đọt mạnh.

Xác định liều lượng bón phân sao cho hợp lý
Lượng phân bón cần bón phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sinh trưởng của cây, loại đất và năng suất mong muốn. Nên tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hoặc các nhà cung cấp phân bón để xác định liều lượng phù hợp.
Kỹ thuật bón phân đúng cách
Rải phân cách gốc 15-20 cm, rải đều dưới tán
Tạo rãnh xung quanh mép tán để bón phân, tránh rửa trôi
Có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây
Thời điểm thích hợp để bón phân:
- Sau thu hoạch: Bón lân, phun gấu nga 10-15 ngày/lần. phun ít nhất 2 lần
- Đợt tưới 2: Bón Humic Acid kết hợp phân có hàm lượng đạm cao.

Tưới nước
Tưới nước đầy đủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phục hồi của cây cà phê sau thu hoạch. Nước đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động sinh lý của cây như: vận chuyển dinh dưỡng, quang hợp, điều hoà nhiệt độ…
Đầu tiên, bà con cần xác định lượng nước tưới phù hợp. Lượng nước tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn phát triển của cây, loại đất, thời tiết, lượng mưa.
Thứ hai là kỹ thuật tưới nước đúng cách. Bà con nên: Tưới vào lúc trời râm mát, tránh tưới vào ban trưa nắng nóng và tưới nước vào gốc cây, tránh tưới lên lá để hạn chế nấm bệnh.
Thứ ba, thời điểm thích hợp để tưới nước. Cây cần có thời gian khô hạn từ 30-45 ngày để cây cà phê phân hóa mầm hoa. Trong thời gian này, bà con cần hạn chế tưới nước cho cây.
- Tưới nước lần 1: Khi nụ hoa cương, mầm hoa dạng mỏ sẻ, hay đầu nụ bạc trắng, cà phê sầu lá. Việc tưới nước giúp cây lấy lại sức, phục hồi sau thời gian khô hạn
- Tưới nước lần 2: Cách lần tưới thứ nhất từ 25 đến 30 ngày, tưới đẫm và nhiều nước hơn đợt 1. Đợt tưới này giúp ép những hoa non còn lại nở hết, giảm rụng trái non và giúp hoa ra tập trung vào những năm tiếp theo

Kết luận
Nếu có những thắc mắc trong quá trình chăm sóc cây trồng và sử dụng các sản phẩm của Việt Nam Light, bà con hãy liên hệ vào số Hotline: để được giải đáp thắc mắc chính xác và nhanh chóng nhất. Chúc bà con thật nhiều sức khỏe và có vụ mùa sắp tới thật bội thu!